Màn hình cảm ứng HMI là gì? Ứng dụng và phân loại

Màn hình cảm ứng HMI là gì? Ứng dụng và phân loại màn hình cảm ứng HMI để giúp bạn hiểu hơn phần nào về ứng dụng của từng loại. Giúp cho việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn. 

1. Màn hình cảm ứng HMI là gì?

Màn hình cảm ứng HMI là gì?

Màn hình cảm ứng HMI được viết tắt của cụm từ Human Machine Interface, đây là thiết bị giao tiếp giữa người dùng với hệ thống, thiết bị, máy móc. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “ tương tác – giao tiếp ” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện đều được gọi là HMI.

Thuật ngữ này được dùng cho bất kỳ các thiết bị có màn hình mà người dùng có thể tương tác. Nhưng chúng được dùng thường xuyên hơn trong bối cảnh của quy trình công nghiệp.

Đối với đời sống dân dụng thì chúng ta sẽ thường xuyên gặp nhất là ở những cây ATM. Cho phép bạn vận hành máy để rút hoặc gửi một số tiền nhất định.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình HMI

Cấu tạo màn hình cảm ứng HMI Màn hình cảm ứng HMI là gì? Ứng dụng và phân loại

Phần cứng 

  • Màn hình: có chức năng cảm ứng để người vận hành máy có thể chạm tay vào để điều khiển các thao tác trên màn hình giống như cách chúng ta sử dụng những chiếc smartphone.
  • Các phím bấm: để thực hiện các thao tác điều khiển.
  • Chip: là CPU của màn hình.
  • Bộ nhớ: ROM, RAM, EPROM/PLASH,…

Phần mềm

  • Các công cụ xây dựng HMI
  • Các hàm và lệnh để điều khiển
  • Phần mềm hệ thống
  • Công cụ kết nối và chương trình cài đặt.
  • Các ứng dụng mô phỏng.

Truyền thông

Bao gồm các cổng kết nối, giao thức truyền thông như: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus, MODBUS, MQTT, EtherNet/IP, CANopen, SNMP,.. và các tính năng nâng cao, mở rộng.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động

Màn hình cảm ứng HMI là giao diện vận hành giữa người và máy thông qua PLC và được kết nối bằng cáp tín hiệu. Khi người vận hành tác động nhấn nút trên màn hình hoặc cài đặt thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC. Lúc này PLC điều khiển máy móc dây chuyền hoạt động.

Ngược lại, hệ thống máy móc dây chuyền có thể gửi trạng thái hoạt động hoặc thông số hiện tại lên màn hình HMI thông qua PLC giúp cho con người thực hiện quá trình giám sát và điều khiển.

3. Phân loại HMI

Để đơn giản hơn thì hiện nay người dùng chia màn hình HMI ra làm 2 loại gồm có: HMI truyền thống và HMI hiện đại

HMI truyền thống

HMI truyền thống

HMI truyền thống bao gồm các thiết bị nhập thông tin như công tác chuyển mạch, nút bấm,,.. và các thiết bị xuất thông tin gồm đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy,…

Loại HMI truyền thống là những phiên bản đời đầu nên vẫn còn tồn đọng lại nhiều thiếu xót. Một số nhược điểm lớn nhất của chúng là:

  • Thông tin không đầy đủ và chính xác.
  • Khả năng lưu trữ bị hạn chế.
  • Độ tin cậy và ổn định thấp.
  • Phức tạp và khó mở động đối với những hệ thống lớn.

HMI hiện đại

HMI hiện đại

HMI hiện đại được chia thành 2 loại chính:

  • HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA, Citect,…
  • HMI nhúng: HMI chuyên dụng, hệ điều hành là Windows CE 6.0

Ngoài ra vẫn còn một số loại màn hình cảm ứng HMI HMI biến thể khác Mobile HMI dùng Palm, PoketPC.

Còn dưới đây là những cách phân loại cơ bản nhất về HMI:

  • Theo kiểu màn hình: màn hình cảm ứng HMI và màn hình HMI không cảm ứng ( TFT, LCD, Touch,…)
  • Theo kích thước: 3.5 inch, 4 inch, 7 inch, 10 inch, 12 inch, 15 inch,…
  • Theo dung lượng bộ nhớ: 288 KB, 1M, 2M, 10M,…
  • Theo cổng truyền thông: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus,…
  • Theo giao thức truyền thông: MODBUS, MQTT, Ethernet/IP, CANopen, BACnet, M-Bus, VNC,…
  • Theo tính năng nâng cao: SCADA, Cloud, Web Server, SQL, Email&SMS, Remote, 3G/4G/Wifi,…

4. Ứng dụng và xu hướng phát triển của HMI

Ứng dụng và xu hướng phát triển của HMI

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay màn hình cảm ứng HMI là thiết bị không thể thiếu. Góp phần đẩy nhanh quá trình tự động hóa các công đoạn cũng như các quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

Chính vì thế, màn hình cảm ứng HMI được sử dụng bởi hầu hết các tổ chức công nghiệp dùng để tương tác với máy móc của họ và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp. Là tài nguyên cần thiết nhất cho các nhà khai thác, nhà tích hợp hệ thống và kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sự hệ thống điều khiển.

Màn hình HMI có thể được sử dụng cho một chức năng duy nhất, như theo dõi, giám sát, hiển thị hoặc là thực hiện các hoạt động phức tạp hơn, như điều khiển thiết bị máy móc: tắt máy hoặc tăng tốc độ sản xuất…vv, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Ngoài ra chúng còn được ứng dụng:

  • Trong các ngành dầu khí, điện tử, sản xuất thép, dệt may, ngành điện, ngành nước, ô tô, xe máy…
  • Trong các thiết bị điện tử hay kỹ thuật số như đầu đĩa, tivi, loa, âm li,…thông qua các nút bấm được tích hợp trên thiết bị.
  • Các loại thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, ipad, máy tính bảng, laptop,… thông qua bàn phím và màn hình cảm ứng.
  • HMI được ứng dụng trong các loại lò viba, vi sóng giúp điều chỉnh nhiệt độ và thời gian.

5. Các bước xây dựng hệ thống HMI

Các bước xây dựng hệ thống HMI

Để tạo ra được một hệ thống HMI hoàn chỉnh thì chúng ta phải đi qua các quá trình cụ thể. Tại đây thì quá chình được chia ra thành 2 phần quan trọng mà bạn cần chú ý đến như sau:

Lựa chọn và xây dựng phần cứng

  • Kích thước màn hình: khi lựa chọn cần chú ý đến số lượng thông số – thông tin cảm biến hiển thị đồng thời các nhu cầu về đồ thị, đồ họa,…
  • Phím cứng: số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
  • Cổng mở rộng: nếu có nhu cầu về in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi.
  • Dung lượng bộ nhớ: dựa theo số lượng số liệu cần thu thập, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.

Xây dựng phần giao diện HMI

  • Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng (Model), thiết bị kết nối (PLC), chuẩn giao thức truyền thông là gì,…
  • Xây dựng các trang màn hình screen.
  • Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
  • Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
  • Viết các chương trình script (tùy chọn).
  • Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
  • Nạp thiết bị xuống HMI.

>>> Xem thêm: Hệ thống điều khiển phân tán DCS là gì?

Contactor (Khởi động từ) là gì, cấu tạo và ứng dụng của Contactor

Contactor là gì?

Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,… thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

 

Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ S-T50 của Mitsubishi

 

Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại contactor điện từ. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến contactor (công tắc tơ) đóng ngắt theo cơ chế điện từ.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor:

 

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:

 

1. Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm;  Lõi sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

2. Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

3. Hệ thống tiếp điểm: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ

Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.

Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.

 

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

 

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ

Hình ảnh: Cấu tạo Contactor – Khởi động từ

 

Nguyên lý hoạt động của contactor như sau: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.

Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

Thông số cơ bản của Contactor:

 

Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch dẫn điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.

Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.

Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.

Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. Thường giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.

Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại thường có độ bền điện vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.

Phân loại Contactor:

 

Có nhiều cách phân loại contactor:

Theo nguyên lý truyền động: Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực,… Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ. 

Theo dạng dòng điện: Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

Theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (như bảng điện ở gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (ví dụ buồng tàu điện).

Theo dòng điện định mức: Contactor 9A, 12A, 18A,…. 800A hoặc lớn hơn.

Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Phổ biến nhất là contactor 3 pha.

Theo cấp điện áp: Contactor trung thế, contactor hạ thế.

Theo điện áp cuộn hút: Cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,… cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,…

Theo chức năng chuyên dụng: Một số hãng chế tạo contactor chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù ví dụ contactor chuyên dùng cho tụ bù của hãng Schneider,…

 

Ưu điểm của Contactor:

 

Kích thước nhỏ gọn có thể tận dụng khoảng không gian hẹp để lắp đặt và thao tác mà cầu dao không thực hiện được. Điều khiển đóng cắt từ xa có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài nên an toàn tuyệt đối cho người thao tác với hệ thống điện, thời gian đóng cắt nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định,… vì những ưu điểm trên contactor được sử dụng rộng rãi để điều khiển đóng cắt trong mạch điện hạ áp đặc biệt sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp.

 

Ứng dụng của Contactor:

 

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa. (xem thêm giải pháp điều khiển động cơ bằng biến tần)
Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ kết hợp Rơ le nhiệt điều khiển động cơ

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ kết hợp Rơ le nhiệt điều khiển động cơ

 

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến. Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:

Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp. Contactor được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.

Contactor khởi động sao – tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.

Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động được điều khiển bằng Bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.

– Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng rơ le thời gian hoặc PLC để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt đèn theo giờ quy định.

Contactor kết hợp bảo vệ pha: Tiếp điểm cảnh báo của Rơ le bảo vệ pha (mất pha, quá áp, thấp áp, lệch pha, mất trung tính,…) kết nối với cuộn hút của Contactor cho phép ngắt contactor khi gặp các sự cố về pha. Khi contactor nhả ra thì hệ thống/thiết bị đằng sau sẽ mất nguồn điện phải dừng hoạt động do đó bảo vệ an toàn cho thiết bị.

 

Cách chọn Contactor (công tắc tơ):

 

Lựa chọn contactor cho động cơ:


 

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P, Cosphi

–  Iđm = Itt x 2

–  Iccb = Iđm x 2

–  Ict   = (1.2 – 1.5) x Iđm

Ta tính toán trong ví dụ cụ thể như sau:

Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:

Iđm = P / (1.73 x 380 x 0.85) ở đây hệ số cosphi là 0.85.

Ta tính được: Iđm = 3000 / (1.73 x 380 x 0.85) = 5.4 A

Ict = (1.2 – 1.4) Iđm.

Ta tính được: Ict = 1.4 x 5.4 = 7.56A

Nên chọn Contactor 3 pha có dòng lớn hơn dòng tính toán.

Có thể chọn Contactor 3 pha của LS (MC-9b), Contactor Mitsubishi (S-T10), Contactor Schneider (LC1D09),…

Chọn contactor cho động cơ phải lưu ý đến điện áp cuộn hút và tiếp điểm phụ.

 

Lựa chọn contactor cho tụ bù:


 

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho tụ bù ta phải dựa vào dòng điện định mức của tụ bù.

Ví dụ tụ 3 pha 415V 50kVAr có dòng định mức 69.6A.

Chọn contactor lớn hơn từ 1.2 lần dòng định mức của tụ = 6.9.6A x 1.2 = 83.52A.

Có thể chọn contactor 3 pha 85A của LS (MC-85a), 3 pha 100A của Mitsubishi (S-T100),…

Chọn contactor dòng cao thì tốt hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn, kích thước lớn hơn sẽ mất nhiều không gian lắp đặt.

Ngoài ra phải lưu ý điện áp cuộn hút, Contactor dùng cho tụ bù có thể dùng 2 loại cuộn hút 220VAC hoặc 380VAC, dùng nhiều nhất là loại Contactor cuộn hút 220VAC.

 

Tham khảo một số dòng Contactor thông dụng:

 

 

 

Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Mitsubishi

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ 3 pha Mitsubishi

 

 

 

Contactor – Khởi động từ Hyundai:

 Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Hyundai

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ 3 pha Hyundai

 

Contactor – Khởi động từ Chint:

 Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Chint 

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ 3 pha Chint

 

Vôn kế là gì? Cấu tạo, Chức năng nguyên lí hoạt động của Vôn kế

1.Vôn kế là gì?

1.1. Vôn kế là gì?

Vôn kế là một dụng cụ điện tử được sử dụng để đo sự khác biệt tiềm năng hoặc điện áp giữa 2 điểm trong mạch điện hoặc điện tử. Đơn vị chênh lệch tiềm năng được đo bằng vôn (V).

Hiểu theo 1 cách đơn giản, Vôn kế hay Volt  kế là dụng cụ đo điện dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (hoặc các dụng cụ điện như đèn…). Trong các sơ đồ mạch điện Vôn kế thường được thể hiện bằng ký hiệu (V).

Vôn kế là gì?

Vôn kế là gì?

1.2 Phân loại Vôn kế:

Hiện có các loại Vôn kế chính:

  • Vôn kế sắt
  • Vôn kế cảm ứng
  • Vôn kế tĩnh điện
  • Vôn kế nam châm vĩnh cửu
  • Vôn kế chỉnh lưu
  • Vôn kế kỹ thuật số

Khi nối Vôn kế vào mạch cần đo, thì Vôn kế trích ra một phần năng lượng điện để xác định độ lớn điện áp. Mức độ trích xác định bởi điện trở của Vôn kế ở thang đo đó, và để tránh làm sai lệch mạch cần đo thì điện trở này phải đủ lớn.

Vôn kế kĩ thuật số

Vôn kế kĩ thuật số

Trước đây để có Vôn kế trở lớn dùng cho phép đo trong các thí nghiệm người ta chế ra Vôn kế đèn, là Vôn kế có mạch khuếch đại dùng đèn điện tử hoặc transistor, đảm bảo điện trở vào hàng chục mega Ohm. Ngày nay kỹ thuật vi mạch phát triển, các thang đo Vôn của đồng hồ vạn năng hiện số phổ thông đảm bảo được các yêu cầu về trở kháng vào cao này.

Vôn kế tĩnh điện

Vôn kế tĩnh điện

2. Cấu tạo Vôn kế

Một Vôn kế analog về cơ bản bao gồm một điện kế nhạy cảm (đồng hồ đo hiện tại) nối tiếp với điện trở cao. Điện trở trong của vôn kế phải cao. Mặt khác, nó thu hút một dòng điện đáng kể và làm gián đoạn hoạt động của mạch khi thử nghiệm được thực hiện. Vôn kế dùng kim hiển hiệu điện tử trên mặt đồng hồ.

Vôn kế điện tử hiển thị số giá trị hiệu điện thế của dòng điện trên màn hình điện tử của thiết bị.

Vôn kế trong phòng thí nghiệm có phạm vi tối đa từ 1000 – 3000 V. Hầu hết các Vôn kế thương mại có các thang đo khác nhau. Ví dụ: 0-1 V, 0-10 V, 0-100 V và 0-1000 V. Trong ngành điện toán, vôn kế phòng thí nghiệm tiêu chuẩn là phù hợp. Vì hiệu điện thế đo được ở mức trung bình. Thường là giữa 1 V và 15 V. Thông thường, vôn kế analog được sử dụng để đo điện áp từ một phần của Vôn đến vài nghìn Vôn. Ngược lại, Vôn kế kỹ thuật số có độ chính xác cao hơn. Chúng được sử dụng để đo điện áp rất nhỏ trong phòng thí nghiệm và các thiết bị điện tử.

Cấu tạo Vôn kế

Cấu tạo Vôn kế

3. Nguyên lí hoạt động Vôn kế

Nguyên lý chung của Vôn kế là nó phải được mắc song song với đối tượng mà bạn muốn đo điện áp. Cách mắc này được sử dụng vì Vôn kế có giá trị hiệu điện thế cao. Vì vậy nếu Vôn kế được mắc nối tiếp thì hiệu điện thế sẽ gần như bằng không. Điều này có nghĩa là mạch đã được mở. Ngoài ra, trong mạch song song người ta biết rằng hiệu điện thế tại mọi điểm là như nhau. Do đó hiệu điện thế giữa Vôn kế và nguồn là gần như nhau.

Về lý thuyết, đối với một Vôn kế lý tưởng, bạn nên có điện trở ở vô cực để dòng điện thu hút bằng không; theo cách này, không có sự mất năng lượng trong thiết bị.

Nhưng điều này không khả thi trên thực tế vì bạn không thể có một vật liệu có sức đề kháng vô hạn.

4. Ứng dụng của Vôn kế

Vôn kế cho phép đo điện áp hoặc chênh lệch hiệu điện thế giữa hai điểm của mạch một cách an toàn, đồng thời không làm thay đổi điện áp của mạch đó. Khả năng đo điện áp là rất quan trọng của Vôn kế. Bên cạnh đó Vôn kế cũng có các ứng dụng khác. Ví dụ: bạn muốn bật quạt nhưng nó không hoạt động. Có thể quạt bị hỏng hỏng, ổ cắm trên tường có thể không nhận được điện. Khi đó Vôn kế có thể được sử dụng để đo điện áp của phích cắm. Nếu nó không ở khoảng 120V, thì phích cắm có thể bị hỏng.

Một ứng dụng khác của Vôn kế là xác định xem pin đã được sạc hay xả. Khi xe không khởi động, bạn có thể đo điện áp ắc quy bằng vôn kế để xem có vấn đề gì không.

Thyristor là gì? Cấu tạo, Cách đo và Nguyên lý hoạt động của Thyristor.

1. Thyristor là gì?

Thyristor hay còn gọi với cái tên đầy đủ là Silicon Controlled Rectifier (Chỉnh lưu silic có điều khiển) là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn là một loại linh kiện được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử.

 

Thyristor là gì?

Hình 1: Thyristor là gì?

Thyristor có ba cực hoạt động là anode (A), cathode (K) và cực điều khiển (G), nó có  vai trò như một khóa điện tử có điều khiển. Trong đó Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ Anot sang Katot khi cho một dòng điện kích thích vào chân G

Vào những năm 1950 thì thyristor được đề xuất bởi William Shockley và bảo vệ bởi Moll cùng một số người khác ở phòng thí nghiệm Bell (Hoa Kỳ), được phát triển lần đầu bởi các kỹ sư năng lượng của General Electric (G.E) mà đứng đầu là Gordon Hall và thương mại hóa bởi Frank W. “Bill” Gutzwiller của General Electric năm 1957.

2. Cấu tạo của Thyristor

Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:

  • A : anode : cực dương
  • K : Cathode : cực âm
  • G : Gate : cực khiển (cực cổng)

Cấu tạo của Thyristor

Hình 2: Cấu tạo của Thyristor

Thyristor bản chất là một điốt được ghép từ bởi 2 transistor có với hai chiều đối nghịch và có thể điều khiển được (tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP). Chúng hoạt động khi được cấp điện và tự động ngắt, trở về trạng thái ngưng dẫn khi không có điện. Nó được thường được dùng cho chỉnh lưu dòng điện có điều khiển.

3. Nguyên lý hoạt động của Thyristor

Nguyên lý hoạt động của Thyristor

Hình 3: Nguyên lý hoạt động của Thyristor

  • Trường hợp cực G để hở hay VG = OV

Khi cực G và VG  = OV có nghĩa là transistor T1 không có phân cực ở cực B nên T1 ngưng dẫn. Khi T1 ngưng dẫn IB1 = 0, IC1 = 0 và T2 cũng ngưng dẫn. Như vậy trường hợp này Thyristor không dẫn điện được, dòng điện qua Thyristor là IA = 0 và VAK ≈ VCC.

Tuy nhiên, khi tăng điện áp nguồn VCC lên mức đủ lớn là điện áp VAK tăng theo đến điện thế ngập VBO (Beak over) thì điện áp VAK giảm xuống như diode và dòng điện IA tăng nhanh. Lúc này Thyristor chuyển sang trạng thái dẫn điện, dòng điện ứng với lúc điện áp VAK giảm nhanh gọi là dòng điện duy trì IH (Holding). Sau đó đặc tính của Thyristor giống như một diode nắn điện

  • Trường hợp đóng khóa K:

VG = VDC – IGRG, lúc này Thyristor dễ chuyển sang trạng thái dẫn điện. Lúc này transistor T1 được phân cực ở cực B1 nên dòng điện IG chính là IB1  làm T1 dẫn điện, cho ra IC1 chính là dòng điện IB2 nên lúc đó I2 dẫn điện, cho ra dòng điện IC2 lại cung cấp ngược lại cho T1 và IC2 = IB1.

Nhờ đó mà Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn  mà không cần có dòng IG liên tục.

IC1 = IB2; IC2 = IB1

Theo nguyên lý này dòng điện qua hai transistor sẽ được khuếch đại lớn dần và hai transistor chạy ở trạng thái bão hòa. Khi đó điện áp VAK giảm rất nhỏ (≈ 0,7V) và dòng điện qua Thyristor là:

Thực nghiệm cho thấy khi dòng điện cung cấp cho cực G càng lớn thì áp ngập càng nhỏ tức Thyristor càng dễ dẫn điện.

  • Trường hợp phân cực ngược Thyristor.

Phân cực ngược Thyristor là nối A vào cực âm, K vào cực dương của nguồn VCC. Trường hợp này giống như diode bị phân cự ngược. Thyristor sẽ không dẫn điện mà chỉ có dòng rỉ rất nhỏ đi qua. Khi tăng điện áp ngược lên đủ lớn thì Thyristor sẽ bị đánh thủng và dòng điện qua theo chiều ngược. Điện áp ngược đủ để đánh thủng Thyristor là VBR. Thông thường trị số VBR và VBO  bằng nhau và ngược dấu.

4. Đặc tuyến

Đặc tuyến của Thyristor

Hình 4: Đặc tuyến của Thyristor

IG = 0   ; IG2 > IG1 > IG

5. Các thông số kỹ thuật

Các thông số kỹ thuật của Thyristor

Hình 5: Các thông số kỹ thuật của Thyristor

Dòng điện thuận cực đại: Đây là trị số lớn nhất dòng điện qua mà Thyristor có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này Thyristor bị hư. Khi Thyristor đã dẫn điện VAK khoảng 0,7V nên dòng điện thuận qua có thể tính theo công thức:

Điện áp ngược cực đại: Đây là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K mà Thyristor chưa bị đánh thủng, nếu vượt qua trị số này Thyristor sẽ bị phá hủy. Điện áp ngược cực đại của Thyristor thường khoảng 100V đến 1000V.

Dòng điện kích cực tiểu: IGmin : Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện kích cho cực G của Thyristor. Dòng IGmin là trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển Thyristor dẫn điện và dòng IGmin có trị số lớn hay nhỏ tùy thuộc công suất của Thyristor, nếu Thyristor có công suất càng lớn thì IGmin phải càng lớn. Thông thường IGmin từ 1mA đến vài chục mA.

Thời gian mở Thyristor: Là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để Thyristor có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang trạng thái dẫn, thời gian mở khoảng vài micrô giây.

Thời gian tắt: Theo nguyên lý Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi được kích. Muốn Thyristor đang ở trạng thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì phải cho IG = 0 và cho điện áp VAK = 0. để Thyristor có thể tắt được thì thời gian cho VAK = OV phải đủ dài, nếu không VAK tăng lên cao lại ngay thì Thyristor sẽ dẫn điện trở lại. Thời gian tắt của Thyristor khoảng vài chục micrô giây.

6. Ứng dụng của Thyristor:

Các ứng dụng của Thyristor

Hình 6: Các ứng dụng của Thyristor

Trong mạch điện động cơ M là động cơ vạn năng, loại động cơ có thể dùng điện AC hay DC.

Dòng điện qua động cơ là dòng điện ở bán kỳ dương và được thay đổi trị số bằng cách thay đổi góc kích của dòng IG.

Khi Thyristor chưa dẫn thì chưa có dòng qua động cơ, diode D nắn điện bán kỳ dương nạp vào tụ qua điện trở R1 và biến trở VR. Điện áp cấp cho cực G lấy trên tụ C và qua cầu phân áp R2 – R3.

Giả sử điện áp đủ để kích cho cực G là VG = 1V và dòng điện kích IGmin = 1mA thì điện áp trên tụ C phải khoảng 10V. Tụ C nạp điện qua R1 và qua VR với hằng số thời gian là : T = (R1 + VR)C

Khi thay đổi trị số VR sẽ làm thay đổi thời gian nạp của tụ tức là thay đổi thời điểm có dòng xung kích IG sẽ làm thay đổi thời điểm dẫn điện của Thyristor tức là thay đổi dòng điện qua động cơ và làm cho tốc độ của động cơ thay đổi.

Khi dòng AC có bán kỳ âm thì diode D và Thyristor đều bị phân cực nghịch nên diode ngưng dẫn và Thyristor cũng chuyển sang trạng thái ngưng dẫn.

Các ứng dụng của Thyristor

Hình 7: Các ứng dụng của Thyristor 

7. Các ưu nhược điểm khi sử dụng thyristor là gì ?

Hầu hết mọi thứ khi sử dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Và thyristor cũng không ngoại lệ, chúng cũng có những cái làm rất tốt và những cái chưa tốt. Và phần này mình sẽ liệt kệ ra những thứ mà chúng làm tốt và chưa tốt để các bạn có thể biết thêm nhé.

Các ưu - nhược điểm của Thyristor

Hình 8: Các ưu – nhược điểm của Thyristor

6.1. Ưu điểm:

Một số ưu điểm của thyristor hay bộ chỉnh lưu điều khiển silic (SCR):

  • Có thể xử lý điện áp, dòng điện và công suất lớn.
  • Có thể được bảo vệ bằng cầu chì.
  • Rất dễ bật.
  • Mạch kích hoạt cho bộ chỉnh lưu được điều khiển bằng silicon (SCR) rất đơn giản.
  • Rất đơn giản để kiểm soát.
  • Chi phí thấp.
  • Nó có thể điều khiển nguồn xoay chiều.

6.2. Nhược điểm:

Một số nhược điểm của thyristor hay bộ chỉnh lưu điều khiển silic (SCR):

  • Bộ chỉnh lưu khiển silic (SCR) là thiết bị một chiều, vì vậy nó chỉ có thể điều khiển công suất bằng nguồn một chiều trong nửa chu kỳ dương của nguồn xoay chiều. Do đó chỉ có nguồn một chiều được điều khiển bằng thyristor.
  • Trong mạch xoay chiều, nó cần phải được bật trên mỗi chu kỳ.
  • Không thể sử dụng ở tần số cao.
  • Dòng điện ở cổng (gate) không thể âm.

Ampe kế là gì? Cấu tạo, chức năng nguyên lý hoạt động của Ampe kế?

1. Ampe kế là gì?

Ampe kế là gì?

Ampe kế là gì?

Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện. Nó được mắc nối tiếp trong mạch. Ampe kế được sử dụng để đo dòng điện rất nhỏ. Cỡ miliampe gọi là miliampe kế. Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.

 

Trên các Ampe kế có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm. Đây là điểm rất quan trọng để phân biệt hai chốt này và lắp dây sao cho thật phù hợp. Nằm ở phía dưới của Ampe kế nó có nút điều chỉnh kim để có thể đưa Ampe kế về con số 0.

2. Phân loại Ampe Kế

2.1 Ampe kế can thiệp

Ampe kế can thiệp Là loại ampe kế khi đo dòng điện chạy trong một dây điện phải được mắc nối tiếp với dây điện. Mỗi ampe kế đều tiêu thụ một hiệu điện thế nhỏ nối tiếp trong mạch điện. Khi mắc ampe kế vào mạch điện một chiều. Bạn cần chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện. Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước. Sau đó hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo.

Theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế điện từ có khung quay chỉ đo được dòng 1 chiều. Loại ampe kế có sắt quay hoặc amppe kế nhiệt do được cả dòng một chiều và xoay chiều.

Các ampe kế can thiệp khi đo dòng điện chạy trong một dây điện phải được mắc nối tiếp với dây điện.

Mọi ampe kế đều tiêu thụ một hiệu điện thế nhỏ nối tiếp trong mạch điện.

Ký hiệu ampe kế trong mạch điện là một vòng tròn có chữ A ở giữa và có thể thêm ký hiệu các cực dương và âm hai bên cho dòng điện một chiều.

Để giảm ảnh hưởng đến mạch điện cần đo, hiệu điện thế tiêu thụ trong mạch của ampe kế phải càng nhỏ càng tốt. Điều này nghĩa là trở kháng tương đương của ampe kế trong mạch điện phải rất nhỏ so với điện trở của mạch.

Khi mắc ampe kế vào mạch điện một chiều, chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện.

Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước, rồi hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo.

Trong nhiều thiết kế, ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế điện từ có khung quay chỉ đo được dòng 1 chiều (ampe kế một chiều), ampe kế có sắt quay hoặc amppe kế nhiệt do được cả dòng một chiều và xoay chiều.

2.1.1 Ampe kế khung quay

Cấu tạo ampe kế

Cấu tạo ampe kế

Cấu tạo Ampe kế gồm:

1: Nam châm

2: Lò xo xoắn

3: Chốt giữ lò xo

4: Thước hình cung

5: Cuộn dây dẫn điện

6: Kim.

Ampe kế truyền thống, còn gọi là Gavanô kế (điện kế), là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường.

Loại ampe kế truyền thống này thường dùng để đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không.

Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động.

Để giảm điện trở của ampe kế, cuộn dây trong nó được làm rất nhỏ. Cuộn dây đó chỉ chịu được dòng điện yếu, nếu không cuộn dây sẽ bị cháy. Để đo dòng điện lớn, người ta mắc song song với cuộn dây này một điện trở nhỏ hơn, gọi là shunt, để chia sẻ bớt dòng điện. Các thang đo cường độ dòng điện khác nhau ứng với các điện trở shunt khác nhau. Trong các ampe kế truyền thống, các điện trở shunt được thiết kế để cường độ dòng điện tối đa qua cuộn dây không quá 50mA.

Việc đọc kết quả do kim chỉ trên thước có thể sai sót nếu nhìn lệch. Một số ampe kế lắp thêm gương tạo ra ảnh của kim nằm sau thước đo. Với ampe kế loại này, kết quả đo chính xác được đọc khi nhìn thấy ảnh của kim nằm trùng với kim.

2.1.2 Ampe kế sắt từ

Ampe kế sắt từ cấu tạo từ hai thanh sắt non nằm bên trong một ống dây. Một thanh được cố định còn thanh kia gắn trên trục quay, và gắn với kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Khi cho dòng điện qua ống dây, dòng điện sinh ra một từ trường trong ống. Từ trường này gây nên cảm ứng sắt từ trên hai thanh sắt, biến chúng thành các nam châm cùng chiều. Hai nam châm cùng chiều luôn đẩy nhau, không phụ thuộc vào chiều dòng điện qua ống dây. Vì lực đẩy này, thanh nam châm di động quay và góc quay tương ứng với cường độ dòng điện qua ống dây.

Ampe kế sắt từ có thể đo dòng xoay chiều, do góc quay của kim không phụ thuộc chiều dòng điện.

2.1.3 Ampe kế nhiệt

Bộ phận chính của ampe kế nhiệt là một thanh kim loại mảnh và dài được cuộn lại giống một lò xo xoắn với một đầu gắn cố định, còn đầu kia gắn với một kim chuyển động trên nền một thước hình cung. Khi dòng điện chạy qua, thanh xoắn nóng lên đến nhiệt độ cân bằng (công suất nhiệt nhận được từ dòng điện bằng công suất nhiệt tỏa ra môi trường), và giãn nở nhiệt, đẩy đầu tự do quay. Góc quay, thể hiện bởi vị trí đầu kim trên thước đo, tương ứng với cường độ dòng điện.

2.1.4 Ampe kế điện tử

Vạn năng kế

Vạn năng kế

Ampe kế điện tử thường là một chế độ hoạt động của vạn năng kế điện tử. Bản chất hoạt động của loại ampe kế này có thể mô tả là một vôn kế điện tử đo hiệu điện thế do dòng điện gây ra trên một điện trở nhỏ gọi là shunt. Các thang đo khác nhau được điều chỉnh bằng việc chọn các shunt khác nhau. Cường độ dòng điện được suy ra từ hiệu điện thế đo được qua định luật Ohm.

2.2 Ampe kế không can thiệp

Ampe kế can thiệp có nhược điểm là cần phải được lắp đặt như một thành phần trong mạch điện. Chúng không dùng được cho các mạch điện đã được chế tạo khó thay đổi. Đối với các mạch điện này, người ta có thể đo đạc từ trường sinh ra bởi dòng điện để suy ra cường độ dòng điện. Phương pháp đo như vậy không gây ảnh hưởng đến mạch điện, an toàn, nhưng đôi khi độ chính xác không cao bằng phương pháp can thiệp.

2.2.1 Đầu dò hiệu ứng Hall

Sơ đồ mạch điện của một đầu đo cường độ dòng điện sử dụng hiệu ứng Hall

Sơ đồ mạch điện của một đầu đo cường độ dòng điện sử dụng hiệu ứng Hall

Màu xanh lục: lõi sắt từ, màu đỏ: thanh Hall, màu tím: bộ khuếch đại điện, màu lam: điện trở. Điện thế ra vM tỷ lệ với cường độ dòng điện vào ip

Phương pháp đo này sử dụng hiệu ứng Hall tạo ra một hiệu điện thế tỷ lệ thuận (với hệ số tỷ lệ biết trước) với cường độ dòng điện cần đo.

Hiệu điện thế Hall vH gần như tỷ lệ thuận với cường độ từ trường sinh ra bởi dòng điện, do đó tỷ lệ thuận với cường độ của dòng điện đó. Chỉ cần cuốn một hoặc vài vòng dây mang dòng điện cần đo quanh một lõi sắt từ của đầu đo là ta có được từ trường đủ để kích thích hoạt động của đầu đo. Thậm chí đôi khi chỉ cần kẹp lõi sắt cạnh đường dây là đủ.

Sơ đồ mạch điện của một đầu đo cường độ dòng điện sử dụng hiệu ứng Hall. Màu xanh lục: lõi sắt từ, màu đỏ: thanh Hall, màu tím: bộ khuếch đại điện, màu lam: điện trở. Điện thế ra vM tỷ lệ với cường độ dòng điện vào ip

Tuy nhiên hiện tượng từ trễ không tuyến tính trong sắt từ có thể làm giảm độ chính xác của phép đo. Trên thực tế người ta có thể sử dụng một mạch điện hồi tiếp để giữ cho từ thông trong lõi sắt luôn xấp xỉ không, giảm thiểu hiệu ứng từ trễ và tăng độ nhạy của đầu đo, như trong hình vẽ. Dòng điện hồi tiếp iS được chuyển hóa thành hiệu điện thế ra vS nhờ bộ khuếch đại điện. Tỷ lệ giữa số vòng cuốn trên lõi sắt từ m (thường trong khoảng từ 1000 đến 10000) cho phép liên hệ giữa dòng cần đo và dòng hồi tiếp: iS = 1/m · iP.

Các ưu điểm:

·         Hiệu điện thế tiêu thụ trên đoạn dây cuốn vào đầu đo chỉ chừng vài mV.

·         Hệ thống rất an toàn do được cách điện với mạch điện.

·         Hệ thống có thể đo dòng điện xoay chiều có tần số từ 0 (tức là điện một chiều) đến 100kHz

Hệ thống này cũng được ứng dụng trong vạn năng kế điện tử, hay thậm chí trong dao động kế.

2.2.2 Ampe kế kìm

Ampe kế kìm

Ampe kế kìm

Ampe Kìm là một thiết bị đo dòng điện chuyên dụng dùng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A. Ngoài ra một số loại có tích hợp thêm tính năng giống như đồng hồ vạn năng là: đo điện áp xoay chiều, điện trở, tần số, nhiệt độ, kiểm tra dẫn điện… Muốn đo dòng thi kẹp vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua. Còn muốn đo điện áp, đo thông mạch và các thông số khác thì cắm thêm que đo và sử dụng như cách sử dụng đồng hồ vạn năng thông thường.

Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Đây là cơ chế hoạt động của Ampe kế kìm.

3. Chức năng của Ampe kế

Ampe kìm có chính chức năng là để đo cường độ ampe của dòng điện. Ngoài ra, một số loại có thêm tính năng tích hợp AC điện áp đo lường, sức đề kháng, tần số, nhiệt độ (tùy chọn đầu đo), kiểm tra các mạch điện…

Cách sử dụng ampe kế: Dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện . Cần phải mắc chốt dương ( + ) của ampe kế với cực dương ( + ) của nguồn điện ( Lưu ý : không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và dòng điện ) . Kiểm tra và điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0 . Đóng công tắc . Đợi cho kim ampe kế đứng yên . Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương , đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện .

Để thiết bị cho kết quả chính xác đồng thời đảm bảo tuổi thọ lâu dài, khi sử dụng bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo các thợ điện chuyên nghiệp khi lần đầu sử dụng thiết bị.
  • Giữ hướng dẫn này trong tầm tay để có thể tham khảo ngay khi cần thiết.
  • Đảm bảo rằng thiết bị được sử dụng đúng mục đích và theo đúng quy trình được hướng dẫn.
  • Đảm bảo hiểu và làm theo đúng những quy trình đo dòng điện để tránh xảy ra sự cố.

Dây curoa là gì? Cấu tạo và Phân loại dây curoa.

1. Dây Curoa là gì?

Dây curoa là gì? Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp, loại dây này có khả năng kết nối để truyền năng lượng giữa các pulley và hệ thống máy móc thiết bị. Hơn nữa, việc tăng giảm kich thước puly có tác dụng điều chỉnh tốc độ vòng quay của puly. Dây curoa có hình dạng đường dài liên tục khép kín hoặc mở (làm từ cao su tự nhiên hoặc nhân tạo). Bề mặt bên ngoài có thể được tùy chỉnh và bên trong có độ nhám hoặc có răng (timing belt) để tăng khả năng chạy đồng bộ chính xác với puly. Dây đai (curoa) được gọi là tốt với độ giãn dài thấp, chịu ma sát lớn, nhiệt độ cao và hoạt động ổn định trong điều kiện khắc nghiệt.

Dây Curoa

Dây Curoa

Tên gọi dây curoa bắt nguồn từ một danh từ tiếng Pháp là courroie. Có nghĩa là dây đai truyền. Dùng để hỗ trợ trong truyền động của máy móc. Hình dạng dây thường có màu đen, dài, nối liên tục thành vòng. Dây curoa là loại dây phụ kiện được dùng trong truyền động công nghiệp. Chúng ta thường có thể thấy dây curoa ở các thiết bị động cơ máy móc gia đình. Như dây curoa trên ô tô, xe máy, máy rửa xe, máy may, máy giặt, máy cắt sắt… 

2. Phân loại dây curoa

Sau khi đã tìm hiểu dây curoa là gì, chúng ta tìm hiểu một số loại dây curoa. Dây curoa truyền động được chia làm 3 loại chính:

2.1. Dây curoa thang (V-Belt)

Dây curoa thang hay còn gọi là dây curoa hình chữ V. Các loại dây curoa thang phổ biến:
– Dây curoa thang cổ điển: Là loại dây curoa phổ biến.Có các kích thước tiết diện khác nhau theo các bản A,B,C,D,E.
– Dây curoa thang hẹp: Là loại dây curoa có tiết diện hẹp nhưng dày hơn loại cổ điển, tối ưu về độ bền và khả năng truyền lực. Có các loại SPZ,SPA,SPB,SPC.
– Dây curoa thang loại V: loại dây được tối ưu mức độ chịu tải tốt nhất. Có các loại 3V,5V,8V.
– Dây curoa rãnh dọc: Loại dây này thường có tiết diện 1 hoặc nhiều rãnh kết hợp thành 1 bản dây, phổ biến sử dụng cho oto. Các dòng phổ biến: PJ, PK, PL, J,…
Ngoài ra còn nhiều loại dây thang khác như dây curoa thang răng (cogged belt) AX, BX, CX, RPF, RECMF; dây curoa bản thang 2 mặt (double V belt); dây curoa bản thang kép ( 3-8V1060, 2-8V2240, 4-5V630, 5-5V1250,…)….

 

Dây Curoa thang

 

Dây curoa thang (V-Belt)

2.2. Dây curoa răng (Timing Belt)

Mỗi loại dây curoa răng lại có các bước, hình dạng, kích thước răng và phù hợp với loại Pulley khác nhau.
– Dây curoa răng thang gồm các loại: MXL, XL, L, H, XH, XXH,…
– Dây curoa răng tròn gồm các loại: S2M, S5M, S8M, S14M, S20M, 3M, 5M, 8M,… Dây curoa răng tròn chuyển động êm hơn răng vuông.
– Dây curoa răng thang chất liệu PU: chất liệu PU có khả năng chịu dầu, độ bền cơ học vượt trội. Gồm các loại: T2.5, T5, T10, XL, L, MXL,..

 

Dây curoa răng (Timing Belt)

2.3. Dây curoa mở (open-ended timing belts)

Dây curoa mở có 2 đầu dây tự do, thường sử dụng trong trường hợp yêu cầu độ dài lớn từ 10m lên tới 100m, cũng tương tự như dây curoa răng, dây curoa mở cũng có các kích thước răng tương ứng, chất liệu phổ biến là PU (Polyurethane) nhưng cũng có loại chất liệu cao su phổ thông. Dây mở nhưng vẫn có khả năng hàn 2 đầu để trở thành 1 vòng kín.

 

Dây curoa rãnh dọc

3. Cấu tạo dây curoa

Dây curoa là gì và được cấu tạo như thế nào? Phần viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi trên. Về phần cấu tạo của dây curoa cũng là một yếu tố giúp bạn phân loại dây curoa.

Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc từ dầu khí. Mặt bên ngoài dây curoa dạng trơn, mặt trong dạng trơn hoặc có răng để tăng khả năng chạy chính xác với pulley. Cấu tạo dây curoa có 4 phần:

Cấu tạo dây curoaCấu tạo dây Curoa

Cấu tạo dây Curoa

Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc từ dầu khí. Cấu tạo dây curoa có 4 phần:

– Lớp vải bọc ngoài chuyên dụng.
– Phần lõi dây: Có thể là sợi bố có chất liệu sợi tổng hợp hoặc là sợi lõi thép. Phần lõi dây curoa có chức năng chịu lực kéo, chống dãn dây, chống sinh nhiệt. Dây curoa bền chính là nhờ phần lõi dây tốt hay không. Nếu phần lõi dây tốt, dây curoa sẽ ít bị dãn trong quá trình làm việc, mức độ chịu nhiệt cao khi máy chạy với vận tốc lớn và trọng tải nặng.
– Nền tạo liên kết giữa lớp vải và phần lõi dây.
– Phần cao su là thành phần chính của dây curoa. Với nguồn gốc dầu mỏ, trải qua quá trình lưu hoá, bảo quản. Quá trình này ảnh hưởng lớn đến độ bền của dây cao su curoa.

4. Ưu và nhược điểm của dây curoa

4.1.Ưu điểm

– Chạy êm và ít ồn, chịu sốc

– Khoảng cách trục có thể lớn

– Tiện lợi thay thế.

– Phí tổn bảo dưỡng ít, không cần dầu bảo dưỡng nên luôn giữ được sạch sẽ.

– Đơn giá rẻ.

4.2. Nhược điểm

– Bị trượt qua sự giãn nở và sự hao mòn của dây đai.

– Qua đó có tỷ lệ truyền giảm dần.

– Khả năng chống chịu môi trường kém.

– Dễ dạng bị tổn hại nếu chất lượng pulley kém.

– Cường độ làm việc trung bình.

5. Ứng dụng dây curoa là gì ?

Ứng dụng của dây Curoa

Ứng dụng của dây Curoa

– Trong lĩnh vực công nghiệp: các loại máy móc công nghiệp sản xuất, máy xúc , máy đào , máy ủi và công nghiệp hạng nặng : chế biến , khai thác khoáng sản …

– Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy gặt, máy tuốt, máy bơm, say xát lúa…

– Trong lĩnh vực đời sống ứng dụng trong các loại dây curoa xe máy : Sh, Lead, Vision, Oto, Kia Morning…

– Trong lĩnh vực sinh hoạt: máy giặt, máy may, máy xấy…

Ứng dụng dây Curoa

Ứng dụng dây Curoa cho xe máy

Nhìn chung, dây curoa là 1 chi tiết máy truyền chuyển động có mặt ở hầu hết tất cả các máy móc cũng như tất cả các nghành sản xuất. Vì lý do đó thị trường này luôn sôi động, các hãng không ngừng cạnh tranh nhau để chiếm được thị phần, đưa ra những sản phẩm hay dòng sản phẩm có chất lượng cao tới người dùng. Hiện trên thị trường Việt Nam có những thương hiệu dây curoa quen dùng như: Bando, Gates, Optibelt, Mitsuboshi, ADR, SunDT.

Biến trở là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở

1. Biến trở là gì?

Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.
Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ,…

Ký hiệu của biến trở trong sơ đồ mạch điện có thể ở các dạng như sau:

Biến trở

Hình ảnh 1: Biến trở là gì

2. Cấu tạo của biến trở

Nhìn từ bên ngoài, chúng ta dễ dàng nhận thấy biến trở có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:
– Cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn
– Con chạy/chân chạy. Cho khả năng chạy dọc cuộn dây để làm thay đổi giá trị trở kháng.
– Chân ngõ ra gồm có 3 chân (3 cực). Trong số ba cực này, có hai cực được cố định ở đầu của điện trở. Các cực này được làm bằng kim loại. Cực còn lại là một cực di chuyển và thường được gọi là cần gạt. Vị trí của cần gạt này trên dải điện trở sẽ quyết định giá trị của biến trở.

 

Hình ảnh 2: Cấu tạo của biến trở

Hình ảnh 2: Cấu tạo của biến trở

Các vật liệu có trở kháng là nguyên vật liệu chính được sử dụng để tạo ra những chiếc biến trở, cụ thể như sau.

  • Carbon hay còn được gọi là biến trở than: Đây là vật liệu phổ biến nhất cấu thành từ những hạt carbon. Chi phí rẻ nên được sản xuất với số lượng lớn tuy nhiên độ chính xác không cao. 
  • Dây cuốn: Loại dây này thường sử dụng dây Nichrome với độ cách điện cao. Do đó mà chúng được sử dụng trong các ứng dụng công suất cao đòi hỏi độ chính xác. Tuy nhiên độ phân giải của nhiên liệu này chưa thực sự tốt.
  • Nhựa dẫn điện: Thường bắt gặp trong các ứng dụng âm thanh cao cấp. Tuy nhiên chi phí cao khiến chúng bị hạn chế.
    Cermet: Đây là loại vật liệu rất ổn định. Tuy nhiên tuổi thọ của chúng không cao và giá thành lớn.
Cấu tạo của biến trở

Hình ảnh 3: Biến Trở được cấu tạo khá đơn giản với một trục xoay làm thay đổi điện trở

3. Nguyên lý hoạt động của biến trở

Đúng như tên gọi của nó là làm thay đổi điện trở, nguyên lý hoạt động chủ yếu của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.

Thực tế việc thiết kế mạch điện tử luôn có một khoảng sai số, nên khi thực hiện điều chỉnh mạch điện người ta phải dùng biến trở, lúc này biến trở có vai trò phân áp, phân dòng trong mạch. Ví dụ: Biến trở được sử dụng trong máy tăng âm để thay đổi âm lượng hoặc trong chiếu sáng biến trở dùng để thay đổi độ sáng của đèn.

4. Các loại biến trở

Mỗi loại biến trở lại có những giá trị điện trở khác nhau. Chúng phụ thuộc vào vị trí của cực chạy trên dải điện trở. Do đó, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện trở suất để kiểm soát điện áp cũng như dòng điện.

– Để làm được như vậy, ở giữa hai cực cố định của biến trở sẽ được đặt một dải điện trở. Cực thứ ba di động sẽ di chuyển trên dải điện trở đó.
Trong đó, trở kháng của vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của vật liệu đó. Do đó, khi chúng ta thay đổi vị trí của cực thứ 3 trên dải điện trở cũng có nghĩa là thay đổi chiều dài vật liệu từ đó dẫn tới thay đổi giá trị của điện trở.
Hiện nay biến trở được chia làm 4 loại chính đó là:

  1. Biến trở than
  2. Biến trở tay quay
  3. Biến trở con chạy
  4. Biến trở dây cuốn
Một số loại biến trở phổ biến nhất hiện nay

Hình ảnh 4: Một số loại biến trở phổ biến nhất hiện nay

5. Ứng dụng của biến trở trong thực tế

 

Biến trở được dùng như một chiếc áp để tăng giảm độ sáng của đèn LED

Hình ảnh 5: Biến trở được dùng như một chiếc áp để tăng giảm độ sáng của đèn LED

Một ứng dụng được dùng nhiều trong thực tế là biến trở làm chiếc áp để thay đổi độ sáng của đèn LED hoặc đèn 220V . Trong đó, biến trở làm nhiệm vụ thay đổi điện áp để tăng giảm độ sáng của đèn.

 

Biến trở làm nhiệm vụ thay đổi trở kháng để tăng hoặc giảm âm thanh

Hình ảnh 6: Biến trở làm nhiệm vụ thay đổi trở kháng để tăng hoặc giảm âm thanh

Chúng ta dùng rất nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh và điều chỉnh lớn nhỏ bằng các Volume. Thật ra, các volume này chính là các biến trở đôi với độ chính xác cao được các nhà chế tạo tích hợp để thay đổi âm lượng.

 

Biến trở được dùng để điều chỉnh tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V

Hình ảnh 7: Biến trở được dùng để điều chỉnh tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V

Trong công nghiệp, biến trở đóng vai trò quan trọng khi một thiết bị truyền tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V về trung tâm mà bị hư hỏng. Biến trở kết hợp với một bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA sẽ được dùng để thay thế cho thiết bị hư hỏng để hệ thống được chạy tạm thời.

 

Bài viết bạn nên xem:

Sửa chữa lò tôi cao tần nhanh chóng chuyên nghiệp chất lượng

“Các Lợi Ích Của Lò Tôi Cao Tần”

Lò tôi cao tần là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, các công trình xây dựng và các công ty sản xuất. Nó cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng, bao gồm:

1. Tiết kiệm thời gian: Lò tôi cao tần có thể giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian bằng cách giảm thời gian cần thiết để hoàn thành các công việc.

2. Tiết kiệm năng lượng: Lò tôi cao tần có thể giúp người sử dụng tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm số lượng năng lượng cần thiết để hoàn thành các công việc.

3. Giảm thiểu ô nhiễm: Lò tôi cao tần có thể giúp người sử dụng giảm thiểu ô nhiễm bằng cách giảm số lượng khí thải ra môi trường.

4. Tăng hiệu suất: Lò tôi cao tần có thể giúp người sử dụng tăng hiệu suất bằng cách giúp họ hoàn thành các công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.

5. Giảm chi phí: Lò tôi cao tần có thể giúp người sử dụng giảm chi phí bằng cách giảm số lượng nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành các công việc.

Với những lợi ích đó, lò tôi cao tần đã trở thành một trong những công cụ hữu ích nhất trong các nhà máy, các công trình xây dựng và các công ty sản xuất. Nó giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, tăng hiệu suất và giảm chi phí.

“Cách Sử Dụng Lò Tôi Cao Tần Hiệu Quả”

Lò tôi cao tần là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu. Nó có thể được sử dụng để điều chỉnh các tham số của hệ thống điều khiển, điều chỉnh các tham số của các hệ thống điều khiển động lực, điều chỉnh các tham số của các hệ thống điều khiển điện tử, và điều chỉnh các tham số của các hệ thống điều khiển tự động.

Để sử dụng lò tôi cao tần hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ các tham số của hệ thống điều khiển và cách thiết lập chúng. Bạn cũng cần phải hiểu rõ các tham số của các hệ thống điều khiển động lực, điều khiển điện tử, và điều khiển tự động. Bạn cũng cần phải hiểu rõ cách thiết lập các tham số của lò tôi cao tần.

Sau khi hiểu rõ các tham số của hệ thống điều khiển và cách thiết lập chúng, bạn có thể sử dụng lò tôi cao tần để điều chỉnh các tham số của hệ thống điều khiển. Bạn cũng có thể sử dụng lò tôi cao tần để điều chỉnh các tham số của các hệ thống điều khiển động lực, điều khiển điện tử, và điều khiển tự động.

Khi sử dụng lò tôi cao tần, bạn cũng cần phải lưu ý đến các yêu cầu về an toàn. Bạn cần phải đảm bảo rằng các thiết bị được lắp đặt và sử dụng đúng cách. Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng các tham số được thiết lập đúng cách và không bị quá tải.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý đến các yêu cầu về bảo tr

“Các Tính Năng Của Lò Tôi Cao Tần”

Lò tôi cao tần là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, công nghiệp và các cơ sở sản xuất. Nó cung cấp nhiều tính năng và lợi ích cho người sử dụng.

Một trong những tính năng chính của lò tôi cao tần là khả năng tự động hóa. Nó có thể được điều khiển bằng các thiết bị điều khiển tự động, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và công sức. Nó cũng có thể được điều khiển bằng tay, cho phép người sử dụng tùy chỉnh các thông số để đáp ứng nhu cầu của họ.

Lò tôi cao tần cũng có khả năng tự động điều chỉnh tốc độ. Nó có thể điều chỉnh tốc độ theo yêu cầu của người sử dụng, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.

Lò tôi cao tần cũng có khả năng tự động điều chỉnh độ ồn. Nó có thể điều chỉnh độ ồn theo yêu cầu của người sử dụng, giúp họ giảm thiểu áp lực và giảm thiểu áp lực trong môi trường làm việc.

Lò tôi cao tần cũng có khả năng tự động điều chỉnh độ nhiệt. Nó có thể điều chỉnh độ nhiệt theo yêu cầu của người sử dụng, giúp họ đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm năng lượng.

Lò tôi cao tần cũng có khả năng tự động điều chỉnh độ động. Nó có thể điều chỉnh độ động theo yêu cầu của người sử dụng, giúp họ đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn.

Tổng kết, lò tôi cao tần là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, công nghiệp và các cơ sở sản xuất. N

“Cách Chọn Lò Tôi Cao Tần Phù Hợp Với Nhu Cầu Của Bạn”

1. Tìm hiểu về nhu cầu của bạn: Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm một lò tôi cao tần phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy xác định rõ nhu cầu của bạn. Bạn cần phải xem xét các yếu tố như kích thước, công suất, tính năng, và mức giá.

2. Tìm kiếm các lò tôi cao tần phù hợp: Sau khi bạn đã xác định nhu cầu của mình, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các lò tôi cao tần phù hợp. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến các cửa hàng để tìm hiểu thêm về các sản phẩm.

3. So sánh các lò tôi cao tần: Khi bạn đã tìm được một số lò tôi cao tần phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy so sánh chúng với nhau để tìm ra lò tôi cao tần tốt nhất. Bạn có thể so sánh các yếu tố như kích thước, công suất, tính năng, và mức giá.

4. Đặt hàng: Sau khi bạn đã chọn được lò tôi cao tần phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy đặt hàng ngay lập tức. Bạn có thể đặt hàng trực tuyến hoặc đến cửa hàng để mua sản phẩm.

5. Sử dụng lò tôi cao tần: Sau khi bạn đã nhận được lò tôi cao tần, hãy sử dụng nó theo cách đúng. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu sử dụng lò tôi cao tần để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

Sửa chữa servo Siemens số 1 Việt Nam – Chuyên nghiệp, nhanh chóng

cách sửa servo siemens, cài đặt, test, các lỗi

“Sửa servo Siemens là một công việc khó khăn, nhưng cũng rất thú vị. Bạn cần cài đặt chính xác, kiểm tra các thiết bị và các tham số cấu hình, và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị được kết nối đúng cách. Bạn cũng cần phải kiểm tra các lỗi và sửa chữa chúng nếu cần thiết. Nếu bạn làm tất cả các bước này, bạn sẽ có một servo Siemens hoạt động tốt và an toàn.”

Giới thiệu

Servo Siemens là một trong những thiết bị điều khiển được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Để sửa servo Siemens, bạn cần cài đặt phần mềm Siemens SINAMICS Startdrive vào máy tính của bạn. Sau khi cài đặt, bạn có thể kết nối servo với máy tính bằng cáp kết nối. Sau khi kết nối, bạn có thể sử dụng phần mềm để cấu hình, cài đặt, test và sửa lỗi servo.

Khi sửa servo Siemens, bạn cần kiểm tra các thông số cấu hình của servo để đảm bảo rằng nó được cấu hình đúng. Bạn cũng cần kiểm tra các thiết bị điện tử liên quan để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường. Bạn cũng cần kiểm tra các tín hiệu đầu vào và đầu ra của servo để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

Một số lỗi thường gặp khi sửa servo Siemens bao gồm lỗi cấu hình, lỗi tín hiệu, lỗi điện tử, lỗi phần mềm và lỗi hệ thống. Để khắc phục các lỗi này, bạn cần phải thực hiện các bước kiểm tra và sửa lỗi cụ thể.

Cách Sửa Lỗi Servo Siemens: Các Bước Để Thực Hiện

1. Xác định vấn đề: Để sửa lỗi servo Siemens, bạn cần phải xác định vấn đề cụ thể. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kiểm tra các thông tin về lỗi trên màn hình hiển thị của servo.

2. Tìm hiểu về lỗi: Sau khi xác định vấn đề, bạn cần phải tìm hiểu thêm về lỗi đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua các tài liệu hướng dẫn sử dụng của servo hoặc thông qua các trang web của Siemens.

3. Thực hiện các bước sửa lỗi: Sau khi tìm hiểu về lỗi, bạn có thể thực hiện các bước sửa lỗi theo hướng dẫn của Siemens. Bạn cũng có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn sửa lỗi của các nhà sản xuất khác.

4. Kiểm tra lại: Sau khi thực hiện các bước sửa lỗi, bạn cần phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng lỗi đã được sửa đúng. Nếu lỗi vẫn còn, bạn có thể thử thay đổi các thiết lập hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng.

Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Servo Siemenscách sửa servo siemens, cài đặt, test, các lỗi

1. Lỗi Khởi Động: Không thể khởi động Servo Siemens hoặc khởi động lại sau khi tắt nguồn.

2. Lỗi Kết Nối: Không thể kết nối với Servo Siemens hoặc không thể giao tiếp với nó.

3. Lỗi Phần Mềm: Phần mềm của Servo Siemens không hoạt động hoặc không thể cập nhật phần mềm.

4. Lỗi Cấu Hình: Cấu hình của Servo Siemens không đúng hoặc không thể thay đổi.

5. Lỗi Nguồn Điện: Nguồn điện của Servo Siemens không đủ để hoạt động hoặc không thể bật nguồn.

6. Lỗi Bộ Nhớ: Bộ nhớ của Servo Siemens không đủ để lưu trữ dữ liệu hoặc không thể truy cập dữ liệu.

7. Lỗi Hệ Thống: Hệ thống của Servo Siemens không hoạt động hoặc không thể cập nhật hệ thống.

Cách Test Servo Siemens: Các Bước Để Thực Hiện

1. Chuẩn bị:
• Kiểm tra các thiết bị cần thiết để thực hiện test servo Siemens, bao gồm máy tính, phần mềm điều khiển, các thiết bị điều khiển, các thiết bị đo lường và các thiết bị điều khiển servo Siemens.

2. Cài đặt phần mềm:
• Cài đặt phần mềm điều khiển servo Siemens trên máy tính.

3. Kết nối thiết bị:
• Kết nối các thiết bị điều khiển và đo lường với servo Siemens.

4. Thiết lập các tham số:
• Thiết lập các tham số cần thiết cho servo Siemens bao gồm động cơ, tốc độ, và các tham số điều khiển khác.

5. Thực hiện test:
• Thực hiện test servo Siemens bằng cách điều khiển servo Siemens và đo lường các tham số để đảm bảo rằng servo Siemens hoạt động đúng cách.

6. Kiểm tra kết quả:
• Kiểm tra kết quả của test servo Siemens để đảm bảo rằng servo Siemens hoạt động đúng cách.

Cách Cài Đặt Servo Siemens: Các Bước Để Thực Hiện

1. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết: Để cài đặt Servo Siemens, bạn cần có một máy tính có kết nối mạng, một đầu đọc thẻ nhớ, một đầu đọc mã vạch, một đầu đọc tờ rơi, một máy in, một máy quét mã vạch, một máy đọc mã vạch, một máy đọc tờ rơi, một máy đọc thẻ nhớ, một máy tính để bàn, một máy tính xách tay, một máy tính để bàn và một bộ cài đặt Servo Siemens.

2. Cài đặt phần mềm: Sau khi bạn đã có được tất cả các thiết bị cần thiết, bạn cần phải cài đặt phần mềm Servo Siemens trên máy tính của bạn. Bạn có thể tải phần mềm này từ trang web của Siemens hoặc từ các trang web khác.

3. Cài đặt thiết bị: Sau khi bạn đã cài đặt phần mềm, bạn cần phải cài đặt các thiết bị cần thiết trên máy tính của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ cài đặt cung cấp bởi Siemens hoặc bằng cách sử dụng các công cụ cài đặt cung cấp bởi các nhà cung cấp phần mềm khác.

4. Cài đặt các thiết bị: Sau khi bạn đã cài đặt các thiết bị, bạn cần phải cài đặt các thiết bị trên máy tính của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ cài đặt cung cấp bởi Siemens hoặc bằng cách sử dụng các công cụ cài đặt cung cấp bởi các nhà cung cấp phần mềm khác.

5. Cài đặt Servo Siemens: Sau khi bạn đã cài đặt các thiết bị, bạn có thể bắt đầu cài đặt Servo Siemens. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ cài đặt cung cấp bởi Siemens hoặc bằng cách sử dụng các công cụ cài

Cách sửa Servo Siemens: Các Bước Cần Thiết để Thực Hiện

1. Chuẩn bị:
• Kiểm tra các tài liệu về Servo Siemens của bạn để đảm bảo rằng bạn có đầy đủ các thông tin cần thiết để thực hiện sửa chữa.
• Tìm hiểu về các thiết bị và các công cụ cần thiết để thực hiện sửa chữa.
• Xác định các bước cần thiết để thực hiện sửa chữa.

2. Thực hiện sửa chữa:
• Tắt nguồn điện của Servo Siemens.
• Mở nắp và lấy ra các linh kiện của Servo Siemens.
• Kiểm tra các linh kiện để xác định những linh kiện nào cần được thay thế.
• Thay thế các linh kiện cần thiết.
• Kiểm tra lại các linh kiện đã thay thế để đảm bảo rằng chúng đã được lắp đúng cách.
• Đóng lại nắp và bật nguồn điện của Servo Siemens.

3. Kiểm tra:
• Kiểm tra lại các linh kiện đã thay thế để đảm bảo rằng chúng đã được lắp đúng cách.
• Kiểm tra lại các tính năng của Servo Siemens để đảm bảo rằng nó hoạt động bình thường.
• Kiểm tra lại các tài liệu về Servo Siemens để đảm bảo rằng tất cả các bước sửa chữa đã được thực hiện đúng cách.

Sửa chữa biến tần LS số 1 Việt Nam – Giá rẻ nhất, sửa nhanh nhất

Sửa chữa biến tần LS

“Sửa chữa biến tần LS là cách tốt nhất để đảm bảo rằng hệ thống của bạn hoạt động hiệu quả và an toàn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa biến tần LS chuyên nghiệp và chất lượng cao để đảm bảo rằng hệ thống của bạn hoạt động tốt nhất.”

Giới thiệu

Biến tần LS là một trong những thiết bị điều khiển điện tử phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử như máy bơm, máy nén khí, máy lạnh, máy móc và các thiết bị điện khác. Nó cũng có thể được sử dụng để điều khiển các hệ thống điều khiển tự động như hệ thống điều khiển tự động của máy bay, tàu thủy và các hệ thống điều khiển tự động khác. Sửa chữa biến tần LS có thể giúp tăng hiệu suất của các thiết bị điện tử và các hệ thống điều khiển tự động bằng cách giảm sự tốn kém của các thiết bị và hệ thống. Nó cũng có thể giúp giảm chi phí sử dụng điện và giảm thời gian sử dụng.

 

Các lỗi thường gặp khi sử dụng biến tần LS

1. Lỗi điều khiển: Biến tần LS có thể bị lỗi điều khiển khi các thông số điều khiển không được thiết lập đúng.

2. Lỗi động cơ: Biến tần LS có thể bị lỗi động cơ khi các thông số động cơ không được thiết lập đúng.

3. Lỗi tín hiệu: Biến tần LS có thể bị lỗi tín hiệu khi các thông số tín hiệu không được thiết lập đúng.

4. Lỗi nguồn điện: Biến tần LS có thể bị lỗi nguồn điện khi các thông số nguồn điện không được thiết lập đúng.

5. Lỗi hệ thống: Biến tần LS có thể bị lỗi hệ thống khi các thông số hệ thống không được thiết lập đúng.

Cách sửa chữa biến tần LS

Để sửa chữa biến tần LS, bạn cần thực hiện các bước sau:

1. Kiểm tra các cổng điện và các dây điện để đảm bảo rằng chúng được lắp đặt chính xác.

2. Kiểm tra các bộ điều khiển để đảm bảo rằng chúng được lắp đặt chính xác và hoạt động bình thường.

3. Kiểm tra các bộ phận của biến tần LS để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

4. Kiểm tra các bộ phận điện để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

5. Kiểm tra các bộ phận điều khiển để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

6. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

7. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường và được lắp đặt chính xác.

8. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường và được lắp đặt chính xác theo các quy định của nhà sản xuất.

9. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường và được lắp đặt chính xác theo các quy định của nhà sản xuất và các quy định của các chuẩn an toàn.

10. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường và được lắp đặt chính xác theo các quy định của nhà sản xuất, các quy định của các chuẩn an toàn và các quy định của các chính sách bảo vệ môi trường.

11. Kiểm tra các bộ phận điện tử để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình th

Cách để điều chỉnh các tham số của biến tần LS

Điều chỉnh các tham số của biến tần LS có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ điều khiển điện tử. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người sử dụng cần phải hiểu rõ các tham số của biến tần LS và cách điều chỉnh chúng. Các tham số của biến tần LS bao gồm các tham số như tốc độ, tần số, điện áp, dòng điện, và các tham số khác. Người sử dụng cần phải điều chỉnh các tham số này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng biến tần LS để điều chỉnh tốc độ động cơ

Biến tần LS là một thiết bị điều khiển động cơ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều khiển động cơ. Nó cung cấp một cách dễ dàng để điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số điện áp đầu vào. Biến tần LS cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh các tham số khác như lực, góc quay, và công suất.

Biến tần LS có thể được sử dụng để điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số điện áp đầu vào. Khi tần số điện áp đầu vào tăng, tốc độ động cơ cũng tăng lên. Ngược lại, khi tần số điện áp đầu vào giảm, tốc độ động cơ cũng giảm. Biến tần LS cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh các tham số khác như lực, góc quay, và công suất.

Biến tần LS là một công cụ hiệu quả và tiện lợi để điều chỉnh tốc độ động cơ. Nó cung cấp một cách dễ dàng để điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số điện áp đầu vào. Ngoài ra, biến tần LS cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh các tham số khác như lực, góc quay, và công suất.